Bật mí nguyên liệu làm bánh Đà Lạt cuốn hút thực khách

Thành phố Đà Lạt ngoài nổi tiếng với khung cảnh hữu tình, không khí trong lành, dễ chịu. Nơi đây còn thu hút thực khách bởi những món ăn đặc biệt. Đối với du khách chưa có cơ hội thưởng thức nên tìm kiếm các nguyên liệu làm bánh Đà Lạt để tự làm tại nhà. Theo dõi chia sẻ công thức làm nên một số loại bánh ngon tại Đà Lạt của Fun88.travel sau đây nhé. 

Nguyên liệu làm bánh ướt lòng gà – Đặc sản trứ danh Đà Lạt

Bánh ướt lòng gà là một trong các món ăn khá phổ biến tại Đà Lạt. Bất cứ du khách nào ghé thăm thành phố này đều muốn một lần ăn thử. Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt này không khó tìm kiếm. Bạn cần chuẩn bị: 

  • 2 đùi gà góc.
  • 100g hành tây.
  • 4300g lòng gà.
  • 5g gừng đập dập.
  • ½ chén bột năng.
  • 5g tỏi băm.
  • ½ chén bột gạo.
  • ½ muỗng canh nước cốt chanh.
  • 5g ớt băm.
  • 50g hành phi.
  • Gia vị: Muối, giấm, dầu ăn, đường, bột ngọt. 
  • Rau ăn kèm: Rau răm, giá đỗ, rau thơm… 

Bánh ướt làm từ bột gạo rồi đem ướp cùng một vài loại gia vị truyền thống. Phần lòng gà được thái nhỏ và ướp cùng tỏi, hành, một vài loại gia vị khác sau đó mang chiên giòn. Khi thưởng thức bạn sẽ thấy món ăn này khác hẳn bánh ướt ăn cùng chả thông thường hay lòng heo. 

Bánh ướt khá dẻo, kết hợp cùng thịt gà ta ngọt nước hơi dai. Các nguyên liệu trên trộn với nước mắm chua ngọt làm món ăn thêm dậy vị hơn. Bạn có thể ăn kèm thêm trứng non, rau thơm, hành phi… Bất cứ ai khi thưởng thức bánh ướt lòng gà Đà Lạt cũng đều khen tấm tắc. 

Nguyên liệu làm đặc sản trứ danh Đà Lạt bánh ướt lòng gà
Nguyên liệu làm đặc sản trứ danh Đà Lạt bánh ướt lòng gà

Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt – Bánh tráng nướng đặc sắc

Nhắc đến đặc sản Đà Lạt, chắc chắn không thể bỏ qua món bánh tráng nướng. Nhiều du khách gọi vui đây là món “pizza Việt”. Tuy được làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng lại tạo nên món bánh đặc biệt. Để làm bánh tráng nướng chuẩn Đà Lạt bạn cần chuẩn bị: 

  • Bánh tráng khô: 1 – 2 bịch. 
  • Trứng ᴄhim ᴄút: 10 – 20 quả.
  • Xúᴄ хíᴄh: 5 – 7 ᴄâу.
  • Ngô ngọt non: 300 – 350gr.
  • Thịt ứᴄ gà: 200 – 300gr. 
  • Gia ᴠị: gừng tươi (2 ᴄủ vừa), ѕả (5 ᴄâу), hành tím (3 ᴄủ), hành lá (100gr), tương ớt, ѕốt maуonnaiѕe hoặc bơ, ѕa tế, dầu ăn… 

Đầu tiên, bánh tráng sẽ được đặt trên bếp than hoa để nướng rồi phết lớp trứng mỏng lên mặt bánh. Một tay bạn quạt than hồng lên, tay còn lại cho từng loại nguyên liệu đã chuẩn bị lên. Lưu ý tán đều nguyên liệu khắp mặt bánh để thưởng thức trọn vẹn hơn. 

Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt - Bánh tráng nướng đặc sắc
Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt – Bánh tráng nướng đặc sắc

Nguyên liệu làm bánh căn – Món ngon làm nên thương hiệu Đà Lạt

Bánh căn làm từ bột gạo, được xem như thú vui tao nhã của người dân Đà Lạt. Vào buổi sáng sớm khi sương còn chưa tan hết, tiết trời se lạnh được nhâm nhi chiếc bánh bé xíu, giòn giòn, nóng hổi là trải nghiệm rất tuyệt vời. Để tiến hành cách làm bánh căn mang thương hiệu Đà Lạt này, bạn cần chuẩn bị: 

  • Bột làm bánh căn. 
  • Hành lá
  • Nhân tùy chọn: Trứng cút, trứng gà, tôm, mực, bò… 
  • Dầu ăn. 
  • Gia vị. 

Bánh đổ ra ngon cần đảm bảo bột không bị bột hay sượng, bên trong xốp và mềm còn vỏ ngoài giòn. Bạn sẽ thưởng thức cùng với mắm nêm hoặc nước mắm pha theo khẩu vị người Đà Lạt. Như trước đây, người ta chỉ làm bánh căn trứng cút béo ngậy ăn cùng bát súp xíu mại viên. Ngày nay, một số quán còn biến tấu nhân đa dạng hơn như thịt heo, thịt bò, mực, tôm… 

Bánh căn Đà Lạt làm từ nguyên liệu đơn giản nhưng rất bắt vị 
Bánh căn Đà Lạt làm từ nguyên liệu đơn giản nhưng rất bắt vị

Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt – Bánh mì xíu mại chuẩn người bản địa nấu

Mỗi du khách khi đến Đà Lạt du lịch chắc chắn không thể bỏ qua món ăn này. Cách chế biến và trình bày tương đối đơn giản nhưng vẫn có sức hút đối với thực khách. Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị trong món bánh mì xíu mại gồm: 

  • Bánh mì.
  • Mỡ heo: 80gram.
  • Thịt nạc dăm: 240gr.
  • Hành tây: 100gr.
  • Da heo: 100gr.
  • Gia vị: Hạt nêm, đường, nước mắm, muối, tiêu, dầu điều, đường phèn… 
  • Hành tím, tỏi. 
  • Rau gia vị: Rau ngò, rau thơm, rau quế… 

Bạn sẽ sơ chế sạch sẽ tất cả nguyên liệu phía trên. Sau đó xay nhuyễn thịt nạc dăm, mỡ heo rồi trộn đều cùng hành tỏi băm nhỏ, 5gr muối, 30gr đường, 10gr tiêu, 10gr hạt nêm, nước mắm. Bạn để hỗn hợp này nghỉ trong vòng 30 phút, tiếp theo vo thành từng viên vừa ăn. 

Bước tiếp theo, bạn cho vào nồi hai muỗng dầu điều cùng 100gr hành tây xào thơm. Đừng quên xào cùng với phần da heo thái lát, đổ thêm 1.5 lít nước. Khi nước sôi, bạn nấu thịt viên tầm 20 phút và nêm 30gr hạt nêm, 30gr đường phèn, 5gram muối vào. 

Chỉ với các bước đơn giản, bạn đã hoàn thành món bánh mì xíu mại chuẩn Đà Lạt. Bánh mì kẹp xíu mại hoặc chấm nước sốt xíu mại đều mang tới cảm giác ngon mê ly, nên thưởng thức lúc nóng. Nếu ăn kèm cùng chút rau thơm sẽ làm tăng thêm hương vị. 

Bánh mì xíu mại nên thưởng thức lúc nóng
Bánh mì xíu mại nên thưởng thức lúc nóng

Bánh mì chảo Đà Lạt 

Trong danh sách các nguyên liệu làm bánh Đà Lạt này không thể bỏ qua món bánh mì chảo Đà Lạt. Món ăn vừa bắt vị vừa bắt mắt với một số nguyên liệu chính dưới đây: 

  • Pate.
  • Xúc xích.
  • Phô mai.
  • Trứng gà .
  • Hành củ.
  • Cà chua.
  • Bơ lạt.
  • Hành tây.
  • Nước tương.
  • Tương cà.
  • Muối.
  • Nước lọc.
  • Tiêu xay.
  • Đường trắng.

Bạn bắc chảo lên bếp, phi thơm 20g tỏi băm. Sau đó cho thêm cà chua, 3 muỗng canh tương cà, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước tương và 1 muỗng canh đường. Hãy đảo thật đều đến khi hỗn hợp hòa quyện lại sánh mịn. 

Tiếp theo, bạn bắc lên chảo khác cho 20g bơ lạt, phi thơm cùng 50g hành tây và cho xúc xích vào chiên cùng. Trứng sẽ được đập bên cạnh, thêm miếng phô mai tăng thêm vị béo. Cuối cùng, bạn rưới nước sốt cà chua đều lên trên mặt là hoàn thành món ăn. Xé mẩu bánh mì giòn thơm ăn cùng trứng, nước sốt sánh mịn, xúc xích, pate. Bạn có thể rắc thêm chút, ăn cùng vài lát cà chua và cọng ngò rí để đỡ ngán. 

Bánh mì chảo Đà Lạt vừa bắt vị vừa bắt mắt
Bánh mì chảo Đà Lạt vừa bắt vị vừa bắt mắt

Bánh ướt chồng Đà Lạt

Bánh ướt là món ăn Việt có cách ăn và chế biến khá đa dạng. Từng vùng miền sẽ biến tấu với hương vị, công thức nấu riêng. Điểm đặc trưng của món bánh ướt chồng Đà Lạt đó là tốn khá nhiều chén đĩa. Khi thưởng thức tại quán, bánh được tráng nóng, khách ăn đến đâu làm đến đó. 

Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt trong món bánh ướt chồng gồm: 

  • Bánh ướt. 
  • Nem.
  • Chả lụa.
  • Thịt nướng.
  • Xoài xanh bào sợi. 
  • Rau quế. 
  • Lá hẹ.
  • Hành phi và hành lá. 
  • Giá đỗ.

Bánh tráng thành các lớp mỏng, rắc thêm lá hẹ thái nhỏ và ít bột tôm rồi trải ra từng đĩa. Khi thưởng thức, bạn sẽ xếp các nguyên liệu bên trên lại cuộn thành cuộn tròn vừa ăn. Mùi bánh thơm nhẹ, dẻo chấm cùng nước chấm đặc trưng của Đà Lạt rất cuốn miệng. 

Bánh ướt chồng Đà Lạt tốn khá nhiều chén đĩa khi thưởng thức
Bánh ướt chồng Đà Lạt tốn khá nhiều chén đĩa khi thưởng thức

Bánh canh chả cá Đà Lạt

Nguồn gốc của món ăn này từ khu Bình Trị Thiên nhưng vẫn trở thành đặc sản tại Đà Lạt. Với hương vị mặn mà từ các nguyên liệu làm bánh Đà Lạt, cay nồng ăn cùng nước dùng nóng hổi rất hợp tiết trời se lạnh. Bánh canh chả cá Đà Lạt hơi khác miền Trung ở chỗ nước dùng màu vàng đậm, sền sệt, bắt mắt hơn. Các nguyên liệu chính xuất hiện trong món ăn gồm: 

  • Sợi bánh canh. 
  • 200g nấm rơm.
  • 1 kg giò heo.
  • 200 gr chả cá thác lác. 
  • 5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá, rau răm, ngò rí.
  • Gia vị: muối, hạt nêm, 2 muỗng mắm ruốc Huế, đường phèn, bột ngọt, hạt điều.

Bạn hầm giò heo đã được sơ chế sạch cùng 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng muối trong 45 phút để làm nước dùng. Phần cá thác lác nạo thành lát mỏng rồi ướp cùng 0.5 m bột ngọt, 1 muỗng nước mắm, 1 chút đường, 1 chút tiêu, thì là thái nhỏ, 2 củ hành tím băm. Sau đó bạn dùng chày hoặc muỗng quết thật mịn, dai và nặn thành viên tròn bỏ vào trong nồi nước dùng. 

Nồi nước dùng sẽ nêm thêm mắm ruốc (chỉ lấy nước), gia vị các loại. Tiếp theo, bạn cho sợi bánh canh vào trong nồi nước dùng đun tầm 5 phút. Múc bánh canh ra tô cho thêm rau răm, hành ngò, hành tây thái lát mỏng và tiêu lên trên là hoàn thành món ăn. 

Bánh canh chả cá Đà Lạt với hương vị mặn mà cay nồng 
Bánh canh chả cá Đà Lạt với hương vị mặn mà cay nồng

Nguyên liệu làm bánh Đà Lạt – Bánh bèo chén Đà Lạt

Bánh bèo chén Đà Lạt không làm hoàn toàn từ bột gạo tẻ mà từ nhiều nguyên liệu làm bánh Đà Lạt khác nhau. Kèm theo đó có thêm chút bột lọc nên khi thưởng thức miếng bánh dai dai, hơi trong nhẹ, có độ dính vào muỗng. Nước sốt tôm thịt không quá đặc,  sánh đều, màu gạch tôm bắt mắt bên cạnh chút mỡ hành thơm nức mũi. Toàn bộ hòa quyện tạo ra hương vị đặc trưng cho món ăn. 

Cuối tuần bạn có thể thử làm nên những chiếc bánh bèo thơm ngon, nhỏ xinh để đãi cả nhà với các nguyên liệu như sau: 

  • Bột năng: 30g.
  • Bột gạo: 400g.
  • Đậu phộng rang, hành lá.
  • Thịt nạc: 100g.
  • Tôm tươi: 200g.
  • Nước ấm: 1 lít.
  • Sắn dây: 1 củ.
  • Chén nhỏ.
  • Gia vị: Nước mắm ngon, muối, hành tím, tiêu, bột năng, bột ớt. 

Phần bột bạn sẽ trộn cả hai loại trên lại, thêm chút nước ấm và muối vào khuấy đều. Để thau bột nghỉ 3 – 4 tiếng, sau đó hớt nhẹ nhàng lớp nước bên trên đổ đi, chỉ giữ lại bột lắng xuống đáy. Tiếp theo, bạn đổ bột vào chén đem hấp khoảng 7 – 10 phút. Bánh bèo chín sẽ có màu trắng đục, đông lại. 

Nhân bánh gồm tôm, thịt và củ sắn nấu chín, nêm gia vị đầy đủ. Phần hành lá đem cắt nhỏ, đun với dầu làm mỡ hành. Khi ăn sẽ để nhân lên trên bánh rồi phết mỡ hành, hành phi, nước mắm chua ngọt pha theo khẩu vị riêng là hoàn thành món ăn. Một số quán ăn ở Đà Lạt có cho kèm thêm da heo chiên giòn ăn khá vui tai. 

Bánh bèo chén Đà Lạt khá ấn tượng với các thực khách
Bánh bèo chén Đà Lạt khá ấn tượng với các thực khách

Kết luận

Trên đây là thông tin về nguyên liệu làm bánh Đà Lạt Fun88.travel đã chia sẻ đến bạn. Các món ăn này khá dân giã, chế biến không quá cầu kỳ nhưng lại gây thương nhớ với du khách đến thành phố này thăm quan. 

 

Bài viết liên quan